Trang

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn

"Chinh phục Everest là ước mơ của người bình thường còn Kora mt vòng quanh Kailash là ước mơ của k phi thường”. Hẳn một giọng nói từ cõi xa xăm nào đó đã thì thầm vào tai tôi như vậy? Dù không dám “bất kính” với những người lớn tuổi, đôi lúc tôi cũng dùng chữ "bất thường" thay cho chữ "phi thường" để tự “cười nhạo” bản thân và “chế giễu” bao nhiêu con người khác vì đã dám cá cược cả mạng sống của mình cho một chuyến đi.

“Conquering Mount Everest is the dream of a normal person but going around Kailash is the dream of an extraordinary person.” There might be some mysterious voice whispered in my ears like that. Although I did not dare to “disrespect” older people, I sometimes used the word “abnormal” to replace the word “extraordinary” to “laugh at me” and “ridicule” many people who bet our lives for a dangerous trip."


Núi Thiêng Kailash cao 6714m so với mực nước biển, là điểm linh thiêng được sùng bái nhất thế giới nằm ở Cực Tây của Tây Tạng, gần khu vực biên giới Ấn Độ-Tây Tạng và Nepal. Nó được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là trung tâm của Nam Thiệm bộ châu(Jambudvipa-thế giới loài người), là “tâm điểm của mọi xứ sở”. Kailash cũng được coi là một “siêu thánh địa” của cả bốn nền tôn giáo gồm Phật Giáo, Hindu Giáo, Đạo Jains và Đạo Bon với hàng tỉ tín đồ nhưng khá ít người đến chiêm bái vì điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu quá khắc nghiệt.

Anagarika Govinda trong tác phẩm "Con đường mây trắng" đã viết rằng: "Danh tiếng của Ngân Sơn tỏa rộng và vượt trội lên mọi ngọn núi thiêng khác trên thế giới. Từ thuở xa xưa, nó là đích hành hương của người sùng tín. Không có núi nào có thể sánh với Ngân Sơn vì nó là chỗ nối của hai nền văn minh lớn nhất và lâu đời nhất của loài người, mà truyền thống của chúng trải qua hàng ngàn năm để tồn tại tới ngày nay: Ấn Độ và Trung Quốc. Đối với Ấn Độ Giáo và Phật Giáo thì Ngân Sơn là Trung tâm của thế giới... Với Ấn Độ giáo thì đó là trú xứ của thần Shiva, đối với Phật giáo thì nó là một Mandala vĩ đại của các vị Thiền Phật và Bồ Tát".

Tại sao Kailash lại được coi là trung tâm của thế giới mà không phải là Everest hay hàng chục những ngọn núi hùng vĩ khác cao hơn nhiều trong dãy Hy Mã Lạp Sơn? Vì nếu cắt bớt Everest (8848m) mấy trăm mét thì nó sẽ chìm nghỉm, không gì khác biệt và chẳng thể nào phân biệt được nó với hàng vạn ngọn núi vô danh khác trùng trùng điệp điệp trong dãy Hy Mã. Dẫu không cao bằng Everest nhưng Ngân Sơn lại hoàn toàn khác biệt và vô cùng uy lực vì nó nằm ở một khu vực địa lý có một không hai trên thế giới này. Quần thể Núi thiêng Kailash, Hồ thiêng Manasarovar và Rakastal với tâm điểm núi Kailash chính là nơi khởi nguồn của bốn con sông lớn bậc nhất châu Á từ đó tạo ra một khu vực địa lý vô song trên quả địa cầu.

…Mãi sau này, trên hành trình trở về từ Manasarovar tới Nyalam, sau những xúc động tâm linh mãnh liệt, tôi cứ miên man suy nghĩ về một câu nói nào đó có thể tóm tắt được một cách ngắn gọn nhất về sự gian khổ, diễn đạt hết được sự khốc liệt, nguy hiểm của chuyến đi nhằm tôn vinh nhiều lớp người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi đã vượt qua chính bản thân mình, đối mặt cái chết để hoàn thành ước nguyện Kailash Kora. Thật bất ngờ, không biết từ đâu và từ lúc nào trong đầu tôi bất chợt xuất hiện một ý nghĩ rằng: "Chinh phục Everest là ước mơ của người bình thường còn Kora một vòng quanh Kailash là ước mơ của kẻ phi thường”. Hẳn một giọng nói từ cõi xa xăm nào đó đã thì thầm vào tai tôi như vậy? Dù không dám “bất kính” với những người lớn tuổi, đôi lúc tôi cũng dùng chữ "bất thường" thay cho chữ "phi thường" để tự “cười nhạo” bản thân và “chế giễu” bao nhiêu con người khác vì đã dám cá cược cả mạng sống của mình cho một chuyến đi. Tôi vẫn chưa có dịp đi Everest nên dĩ nhiên không có cơ sở gì để so sánh. Nhưng quả thật, sau khi đi trọn một vòng Kora hơn 52 km suốt gần ba ngày hai đêm trong mưa tuyết và sự thiếu oxy trầm trọng để vượt qua đèo Dolma ở độ cao 5660m, tôi nghĩ hẳn đi Everest có thể nguy hiểm hơn nhiều nhưng cực khổ cũng chỉ đến vậy thôi. Do đó, dùng một câu ngắn gọn như vậy để cùng anh chị em trong đoàn "tự sướng" và “chém gió” với nhau hẳn cũng vui vui và không có gì là “quá đáng”.

Về mặt vật lý là như vậy. Còn về mặt tâm linh, Everest đương nhiên không thể so sánh với Kailash. Mỗi năm có hàng trăm thậm chí hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới đã lên dẫm đạp và xả rác trên đỉnh Everest (cũng như đỉnh Fansipan ở Việt Nam ?) nhưng theo tôi biết, cho đến nay chưa hề có ai chạm được đỉnh Kailash. Hẳn ngoài lý do về vật lý, Kailash là một tòa kim tự tháp khổng lồ dựng đứng, quanh năm tuyết phủ, rất khó tiếp cận thì còn vì lý do tâm linh, tín ngưỡng mà không ai có ý nghĩ cho phép mình xúc phạm tới đỉnh Núi Thiêng. Vậy nên, trong lối suy nghĩ “trẻ con” của tôi, Kailash Kora vẫn đáng mơ ước hơn nhiều so với “chinh phục” Everest.

Mời các anh chị và các bạn cùng xem một “ký sự” bằng hình ảnh do Nguyễn Anh Tuấn thực hiện ghi lại hành trình bí ẩn vượt Hy Mã lạp Sơn của 21 thành viên đoàn Kailash Việt Nam đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách đến chiêm bái Ngân Sơn-Tây Tạng. Tất cả có tại: Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn
Trân trọng!
Nguyễn Anh Tuấn.

Sacred Mount Kailash, 6714 m higher than sea level, is the world's most venerated holy place. It is located in the far west of Tibet, near the borders of India, Tibet, and Nepal. It is considered the Sumeru Mountain, the Jambudvipa’s center (the Jambudvipa - the realm where ordinary human beings live), and the universal center. Mount Kailash is also considered the “supremely sacred site” in four religions: Buddhism, Hindusim, Jainism, and the pre-Buddhist animistic Bon with billions of believers. However, Mount Kailash is seen by very few pilgrims every year due to the uneven terrain, altitude illness, and harsh conditions, climate, and weather.

In “The Way of White Cloud”, Lama Anagarika Govinda writes that “Above all the sacred mountains of the world the fame of Kailas has spread and inspired human beings since times immemorial. There is no other mountain comparable to Kailas, because it forms the hub of the two most important ancient civilizations of the world, whose traditions remained intact for thousands of years: India and China. To Hindus and Buddhists alike, Kailas is the centre of the universe. Thus to Hindus Kailas is the seat of Shiva, while to Buddhists it represents a gigantic mandala of Dhyani-Buddhas and Bodhisattvas, as described in the famous Demchog (Chakrasamvara) Tantra, the ‘Mandala of Highest bliss’.”

Why is Kailash considered the universal center while Mount Everest and dozens of other spectacular mountains of the Himalayas mountain range are higher than it? If Mount Everest (8848m) were cut only a few hundred meters below the summit, it would be impossible to distinguish it among thousands of mountains along the Himalayas mountain range. Although Mount Kailash is not as high as Mount Everest, it is very powerful and unique because of its exceptional geographic location in the world.  The region of sacred Kailash, holy Lakes Manasarovar and Rakastal, with the main center of Mount Kailash, lies near the source of the four longest rivers in Asia, and thus, it creates a special geographic area on the globe.

Later, with the intense spiritual emotion on the journey back to Nyalam from Manasarovar, I was thinking about a sentence that could summarize briefly how difficult, harsh, and dangerous the trip was to honor many people, especially women, children, and elders who overcame themselves and faced  of death to accomplish their wishes to go around Mount Kailash (Kora). Surprisingly, a beam of thought appeared in my mind that “Conquering Mount Everest is the dream of a normal person but going around Kailash is the dream of an extraordinary person.” There might be some mysterious voice whispered in my ears like that. Although I did not dare to “disrespect” older people, I sometimes used the word “abnormal” to replace the word “extraordinary” to “laugh at me” and “ridicule” many people who bet our lives for a dangerous trip. I haven’t travelled to Mount Everest, so I couldn’t have any ideas to compare it to Mount Kailash. However, after travelling more than 52 km circuit around Mount Kailash (Outer Kora) for 3 days and two nights in snow rain and severe lack of oxygen to reach the Dolma Pass (5560m), I thought travelling to Mount Everest might be more dangerous but could only be as harsh as travelling to Mount Kailash. Thus, it was just a brief sentence to make all people in our group talk to each other happily without feeling “overconfident.”

Although Mount Kailash is not as high as Mount Everest, It is considered the place of great spirituality and power. Every year, thousands of worldwide people trample and litter on the peak of Mount Everest. However, I have never heard anyone who could reach the peak of Mount Kailash. Beside the fact that Mount Kailash, like a powerful giant pyramid, is hard to touch due to being covered by snow all year, its spiritually sacred point makes people hesitate to reach since no one dares to insult the holy Mountain. Therefore, in my “childish mind”, “conquering” Kailash Kora is more desirable than conquering Mount Everest.

This is the travel memoir with pictures describing the journal of 22 members in the Vietnamese Kailash delegation to Himalaya. Especially, Dr. Nguyen Tuong Bach accompanied the delegation on the trip to Kailash, Tibet as well. The uncompleted travel memoir includes 22 ordinal pages, 220 short posts, and thousands of beautiful pictures of Nepal - Tibet and Himalaya. The travel memoir can be seen at the website: Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn
(translated from Vietnamese into English by Minh Nguyet)

Yours Sincerely
Nguyen Anh Tuan

Hồ thiêng Manasarovar hay còn được gọi là Hồ Mặt Nhật vì có hình dáng tương đối tròn gần với dáng Mặt Trời và đặc biệt khu vực quanh hồ có không khí ấm ám, dễ chịu. Các vị Lạt Ma Tây Tạng cho rằng uống nước hoặc tắm trong hồ này “sẽ rửa sạch những ô nhiễm và khóa cánh cửa phải tái sinh trong các cõi thấp kém”. Manasarovar là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất và tọa lạc ở vị trí cao nhất thế giới, tại cao độ 4580m so với mực nước biển. Hồ có chu vi 88km, diện tích 412 km2 và điểm sâu nhất tới 82m. Các con số này đều khiến chúng ta phải ngỡ ngàng.
Hồ Rakastal hay còn gọi là Hồ Mặt Nguyệt, Hồ Dạ Xoa, Hồ ma quái.. vì nó có hình dáng giống Mặt Trăng và không khí quanh hồ luôn u ám, buồn bã. Rakastal có diện tích 250km2 và nằm ở cao độ 4560m so với mực nước biển, thấp hơn 20m so với Manasarovar. Rakastal được coi như là hồ song sinh Manasarovar. Như vậy, với Núi Kailash đứng giữa, hai hồ lớn ngay dưới chân và bốn con sông chảy ra bốn hướng, khu vực địa lý này đã trở thành một "tổng thể vô song" trên địa cầu của chúng ta....

2 nhận xét:

Tùng Vẹt nói...

Cảm ơn anh. Rất thú vị.

Tùng Vẹt nói...

Cảm ơn anh. Rất thú vị.