Tôi
vẽ
để kiếm sống và đọc sách để tận hưởng niềm vui.
Cứ như thế tôi đã có thể bổ sung thêm
những nghiên
cứu về mặt lý thuyết vào những kiến thức trực quan của mình về những vấn đề xã hội. Tôi đọc hầu hết mọi cuốn sách tôi
có về tồng thể các lĩnh vực, thời gian còn lại tôi đắm chìm với những suy
ngẫm riêng.
Tôi
tin rằng những ai biết tôi hồi ấy hẳn sẽ cho tôi là kẻ lập dị.
Trong
tất
cả những điều đó, thật tự nhiên,
tôi lại dành
tình yêu cho nghệ thuật kiến trúc với niềm say mê rực cháy. Cùng với âm
nhạc,
với tôi, nghệ thuật kiến trúc là nữ hoàng của nghệ thuật: ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn tôi vẫn coi đó là niềm vui thú lớn nhất chứ không phải là “công
việc”. Tôi có
thể đọc và vẽ mãi tới khuya và chẳng bao giờ thấy mệt mỏi. Tôi ngày càng tin rằng
giấc
mơ đẹp đẽ về tương lai nhất định sẽ thành hiện thực, dẫu cho có tốn bao
nhiêu thời gian đi
nữa. Tôi tin
tưởng chắc chắn rằng một ngày nào
đó tôi nên làm cho mình nổi danh với tư
cách một nhà kiến trúc.
Không
những
thế, tôi cũng cực kỳ hứng thú với
tất
cả những gì liên quan tới chính trị, nhưng không hẳn là điều đó rất quan trọng với tôi.
Trái lại: trong mắt tôi đó là nhiệm vụ hiển nhiên của một người biết suy nghĩ. Bất kỳ ai không
hiểu nổi điều đó sẽ không có còn cái quyền chỉ trích hay
phàn nàn.
Về lĩnh vực này, tôi
cũng đọc và nghiên cứu rất nhiều.
Với từ “đọc” ở đây, chắc chắn là vậy, tôi muốn nói đến một điều gì đó
khác so với những người bình thường thuộc cái giới mà chúng ta vẫn gọi là “trí
thức”.
Tôi biết có người “đọc” rất nhiều, hết sách này đến sách khác, hết thư từ này đến thư từ khác, nhưng những người đó tôi không coi là “quảng bác”. Đúng là họ sở hữu một khối lượng “kiến thức” rất lớn, nhưng bộ óc của họ lại không thể sắp xếp và nạp hết cái dữ liệu họ đã tiếp nhận. Họ không có được cái nghệ thuật sàng lọc những thứ có giá trị cho bản thân ở trong các cuốn sách, tách chúng khỏi những thứ vô giá trị, thứ nghệ thuật giữ lại một điều gì đó mãi mãi, và, nếu có thể, thậm chí chẳng đọc những phần còn lại, nhưng trong mọi trường hợp không giữ chúng bên mình như
một thứ đá rải đường vô dụng. Việc đọc, tự thân nó không phải là quan trọng, nhưng lại là phương tiện để đạt được mục tiêu. Đọc sách trước hết nên nhằm lấp đầy cái khuôn khổ được giới hạn bởi năng lực và tài năng của một người; không những thế còn cung cấp những công cụ và những vật liệu xây dựng mà một người cần cho sự nghiệp đời mình, bất kể đó là cuộc đấu tranh nguyên thủy để kiếm sống hay là sự thỏa mãn về một nghề nghiệp có vị trí cao trong xã hội; thứ nữa, việc đọc cần truyển tải được quan điểm về thế giới nói chung. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, điều quan trọng là sau khi đọc xong, những thứ đã đọc không bao giờ được cho vào kho ký ức mà phải là những viên đá khảm được đặt vừa vặn và đúng vị trí của nó trong bức tranh toàn cảnh về thế giới, và nhớ thế giúp người đọc khắc ghi hình ảnh ấy trong tâm trí. Nếu không, sẽ gây ra sự lộn xộn không rõ ràng của những sự kiện đã được ghi nhớ, điều này chẳng những không có giá trị gì mà còn làm cho những vị giáo sư tốt số được thể kiêu ngạo. Bởi lẽ những độc giả kiểu này thực sự tin rằng bản thân mình “có giáo dục”, tin rằng mình hiểu được những điều ý nghĩa của cuộc sống, tin rằng mình có tri thức, trong khi thực tế, với tất cả những sự thu nạp cái kiểu “giáo dục” ấy, anh ta
lại ngày
càng bị tách ra
khỏi thế giới cho tới khi, điều này xảy ra không ít, chính bản thân anh ta kết thúc ở một viện an dưỡng hay ở quốc hội.
Những bộ óc như
vậy
chẳng bao giờ biết chọn lọc từ mớ “kiến thức” hỗn độn của mình
bất
kỳ điều gì phù hợp khi thời khắc đòi hỏi, bởi lẽ cái lớp đá lát nền tri thức của anh ta không được rải đều suốt con đường đời mà là
theo thứ tự những cuốn sách khi anh ta đọc và chất đống các kiến thức trong sách vào đầu. Nếu như Số phận, theo
yêu cầu của cuộc sống thường nhật, có mong muốn nhắc nhở anh ta áp dụng đúng đắn những gì mình đã đọc vào cuộc sống, hẳn sẽ phải chỉ ra cho anh ta tiêu đề và số trang của cuốn sách, bởi lẽ gã ngốc đáng thương
đó chẳng bao giờ có thể tìm được đúng những gì cần đọc. Tuy nhiên, bởi Số phận không làm điều đó nên những cậu bé thông
minh này, trong mọi tình huống gay go, sẽ rơi
vào tình trạng bối rối cực độ, cuống quýt
tìm kiếm khắp nơi
những
trường hợp tương
tự,
và tất nhiên, với chắc chắn sẽ tìm thấy những phương thức sai.
Nếu điều này không đúng, chúng ta khó mà hiểu được hành vi
chính trị của những bậc anh hùng dân tộc luôn được đánh giá
cao mà chúng ta được học, trừ khi chúng
ta quyết định thừa nhận toàn bộ hành vi
đê hèn thay vì cho đó là xu hướng bệnh lý.
Mặt
khác, một người có nghệ thuật đọc sách, dù đọc bất kỳ cuốn sách, tạp chí, hay những ấn bản nho nhỏ nào, chắc chắn ngay lập tức và theo
bản năng sẽ lĩnh hội mọi thứ mà anh ta
thấy đáng để ghi nhớ mãi mãi,
hoặc là vì nó
phù hợp với mục tiêu của anh ta hoặc
nói chung là đáng để biết. Một khi những kiến thức mà anh
ta thu nhận được theo cách này được kết hợp một cách
đúng đắn trong một bức tranh,
không hiểu sao bỗng nhiên tồn tại, về một chủ đề nào đó do trí tưởng tượng tạo ra, chúng sẽ nhận lấy chức năng là
một
yếu tố hoặc hiệu chỉnh hoặc bổ sung, nhờ đó làm tăng sự chính xác hay rõ ràng của bức
tranh.
Nếu cuộc sống bỗng nhiên đặt ra cho
chúng ta những câu hỏi để kiểm tra hoặc trả lời thì khi
đó, trí nhớ của chúng ta, trong trường hợp ta tuân
thủ phương pháp đọc này, sẽ ngay lập tức lấy bức tranh đang tồn tại ấy làm tiêu chuẩn và sẽ rút ra từ đó mọi điều liên quan tới câu hỏi kia, đã
được thu thập trong hàng thế kỷ, và gửi nó tới bộ óc để kiểm tra và xem xét lại, cho tới khi câu
hỏi được làm sáng tỏ và
giải
đáp.
Chỉ có hình
thức đọc như
vậy
mới có ý nghĩa và mục đích.
Một nhà hùng
biện, chẳng hạn như vậy, mà không tạo cho trí óc của mình một nền tảng cần thiết, sẽ không bao giờ đạt được vị thế một cách
thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình trước những ý kiến đối lập, mặc dầu quan điểm đó hoàn toàn
đúng đắn hay chân
chính.Trong mọi cuộc tranh luận, trí nhớ của anh ta sẽ phụ bạc và bỏ rơi anh ta trong hoạn nạn; anh ta sẽ không thể tìm thấy nền tảng để củng cố luận điểm của mình hay bất cứ thứ gì có thể bác bỏ quan điểm của đối phương. Nếu chỉ là một nhà diễn thuyết thì vấn đề chỉ nằm ở chỗ anh ta tự biến mình
thành trò cười, chuyện đó cũng không đến nỗi ghê gớm lắm, những mọi việc sẽ thật tệ hại khi Số phận lại chọn một kẻ bất tài những lại tưởng mình
am tường mọi chuyện trở thành
lãnh đạo một đất nước.
Ngay
từ
khi còn rất trẻ tôi đã cố gắng đọc sao cho
đúng, và trong khi cố gắng hạnh phúc
thay tôi lại được nâng đỡ bởi trí nhớ và sự thông minh của bản thân.
Nhìn nhận theo
cách đó, thời kỳ ở Vienna với tôi thật hữu ích và phong phú. Những trải nghiệm trong cuộc sống thường nhật đã khuyến khích
tôi luôn luôn tìm hiểu theo hướng đổi mới những vấn đề đa dạng nhất. Nhờ thế, cuối cùng tôi đã có cơ hội củng cố thực tế bằng lý thuyết và kiểm nghiệm lý thuyết nhờ thực tế, và đã tránh cho bản thân không bị lý thuyết kiềm chế hoặc trở nên sáo rỗng qua thực tế.
Trong
thời
kỳ này,
ngoài những vấn đề xã hội, cuộc sống hàng ngày đã định hướng và khuyến khích tôi có những nghiên cứu trên góc độ lý thuyết thấu đáo nhất về hai vấn đề khác nữa.
Ai
mà biết được từ khi nào tôi lại mải mê đắm chìm với những thứ học thuyết và bản chất của chủ nghĩa Marx nếu như cuộc sống khi đó không dí mũi tôi vào những thứ ấy theo đúng nghĩa đen của nó.
Nguồn: Nguyễn Cảnh Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét