Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

Tủ sách nhân ái trao tặng 27 thư viện cho các trường học ở Phú Quốc(Dân Trí 19-01-2019)

"Chia sẻ tại lễ trao tặng, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban điều hành TSNA cho biết công ty đang tập trung vào việc xây dựng các loại tủ sách/thư viện miễn phí trong các trường học và cộng đồng dân cư.
Cụ thể, TSNA tập trung huy động và trao tặng sách, góp phần phát triển văn hóa đọc, tinh thần sẻ chia tri thức; tạo môi trường thuận lợi, một giải pháp đơn giản mà hiệu quả để giúp cho tất cả mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động nhân ái một cách dễ dàng; đưa hoạt động nhân ái trở thành một phần của văn hóa, thành lối sống và lẽ sống của mỗi cá nhân, gia đình người Việt.
Sau gần 3 năm hoạt động, TSNA đã trao tặng hơn 35 vạn quyển sách đến hơn 54 tỉnh thành trên cả nước. "

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Trao tặng 5 thư viện nhân ái cho Đồng Tháp(Người Đô Thị 19-10-2018)

"...hoạt động đọc sách hiệu quả, phản hồi tích cực được cập nhật thường xuyên trên fanpage của chương trình Tủ sác Nhân ái là một trong những cơ sở quan trọng để nhiều nhà nhân ái tiếp tục đồng hành theo nguyên tắc ưu tiên phân bổ nguồn lực hiệu quả."

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Người khơi lòng nhân ái(Tạp chí Người Đô Thị 05-04-2018)

Gần 2 năm nay do quá bận rộn nên quên mất là mình có một con blog từng được khá nhiều anh chị em bạn bè theo dõi. Nay đã nhớ ra và sẽ cập nhật.
Bài viết này lên báo Người Đô Thị sau một buổi cafe của NAT với nhà báo Ngô Thượng Tùng lúc Tủ Sách Nhân Ái mới trao tặng được khoảng 10 vạn cuốn sách. Nay thì TỦ SÁCH NHÂN ÁI đã huy động và trao tặng được khoảng 6,000 tủ sách với hơn 35 vạn cuốn sách tới 6,000 lớp học và các phòng đọc tại nhà chùa, nhà thờ, nhà tù, nhà thương, các nhà văn hóa thôn-xóm-bản-làng, các cô nhi viện, thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân... trên hơn 45 tỉnh thành của cả nước. Chỉ là một bữa cafe để kể những câu chuyện buồn vui thôi nào ngờ anh Tùng cho chủ blog lên trang bìa luôn.

"Tuy nhiên, công khai hoạt động nhân ái là câu chuyện hoàn toàn khác, đồng nghĩa với việc chấp nhận một chuỗi áp lực mà theo anh là “vô cùng lớn”. Gia đình no ấm. Anh em ruột thịt, hai bên nội ngoại phải chu toàn. Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Trách nhiệm với cổ đông. Lương bổng, bảo hiểm, phúc lợi cho nhân viên đầy đủ. Tham gia những chương trình xã hội tại địa phương..."“Không hoàn thành dễ bị chửi làm chuyện ruồi bu”, Anh Tuấn nửa đùa nửa thật.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

Trao tặng 246 tủ sách cho các trường học huyện Yên Thành(Báo Nghệ An 18-03-2018)

"Đợt này, có 246 tủ sách được trao tặng các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện.
Qua 5 đợt, nhóm Nhân ái Việt Nam đã trao tặng các trường học ở huyện Yên Thành 709 tủ sách (với tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng), góp phần phủ kín tủ sách ở hầu hết các trường bậc Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện."

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2018

Tủ Sách Nhân Ái mừng tuổi sách(Người đô thị 18-02-2018)

“Đêm giao tha, Chương trình T Sách Nhân Ái (TSNA) t chc lì xì” sách cho khách vãng lai ti ba đim: Đường sách Nguyn Văn Bình (TP.HCM), Qung trường H Chí Minh (TP. Vinh) và b h trung tâm huyn Thanh Chương (Ngh An).
Trước đó, hot đng lì xì sách din ra ti hai đim cu Khách sn Sông La, th trn Đc Th, Hà Tĩnh (29 Tết) và Qung trường Phan Đăng Lưu, th trn Yên Thành, huyn Yên Thành, Ngh An (sáng 30 Tết).”

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Trao tặng sách cho 55 trường học tại huyện Yên Thành(Truyền hình Nghệ An 09-12-2017)

"Được nhận sách đợt này(đợt 2) có 354 lớp  học ở các khối của 56 trường Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện. Như vậy, qua 2 đợt trao tặng sách, các trường học ở huyện Yên Thành đã có 432 tủ sách; với tổng giá trị trên 460 triệu đồng."

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Hành trình của bản ngã


TTCT- Triết gia cổ đại Aristotle từng nói: “Chúng ta bản chất là những gì chúng ta thường xuyên làm”. Thói quen tạo nên tính cách. Nếu thay đổi được thói quen, tính cách đương nhiên thay đổi.
Hành trình của bản ngã
Luyện tập não
Sự đổi thay là bất tận, điều kiện cần là sự bền bỉ. Chính vì vậy, thật uổng phí khi chúng ta tự giam hãm mình trong những bức tường mang tên tính cách.
Tôi là một kẻ khá thờ ơ và nhạt nhẽo với âm nhạc. Tôi thậm chí không phải là fan của bất kỳ dòng nhạc nào. Tôi hát karaoke toàn sai nhịp.
Điện thoại của tôi không có các bài hát. Lúc tập thể dục hay đi trên đường, tai nghe của tôi là các mẫu câu học ngoại ngữ. Vì vậy khi thấy tôi mua một cây ghita điện, bạn tôi cười ầm lên và nhận xét rằng âm nhạc không thuộc về bản ngã của tôi. Nguyên chất, gốc rễ tính cách và tâm hồn của tôi là cầm bút lên và viết.
Sống đúng với bản ngã
Đi tìm bản ngã của chính mình là điều mà hầu như ai trong chúng ta cũng từng nghe nói đến. Nó tự nhiên như thể đó là mục đích lớn nhất của cuộc đời.
Chúng ta tự vấn bản thân để tìm đến một sự thật nguyên gốc, con người thật nguyên gốc. Cái gốc của sống thật đó bao gồm tất cả mục đích phù hợp với bản chất của ta: môn học ta ưa thích, nghề nghiệp ta say mê, người tình hợp với ta như hai bàn tay khớp nối.
Chúng ta tin rằng khi tìm được cái tôi nguyên gốc ấy và sống thật, sống đúng với nó thì ta sẽ hoàn toàn tự do và cảm nhận được hạnh phúc. Mọi sự đau khổ, đấu tranh và gập ghềnh của cuộc sống là do ta đang không sống đúng với những gì thuộc về bản chất của mình.
Có đúng như vậy không?
Năm 2013, một trong những khóa học được nhiều sinh viên đăng ký nhất tại Harvard thu hút sự chú ý của báo chí vì lời hứa sẽ khiến người học thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chính mình.
Giáo sư Puett tuyên bố trọng tâm của khóa học là “các bạn phải dừng ngay cuộc tìm kiếm bản ngã của chính mình, bởi vì nó không tồn tại”.
Khái niệm bản ngã và sự kết nối của bản ngã với hạnh phúc thật sự trong cuộc sống bắt nguồn từ tôn giáo với niềm tin rằng Chúa đã định đoạt cho mỗi chúng ta một số phận riêng, một đường đi đặc biệt. Dù tôn giáo không còn là niềm tin mạnh mẽ nữa, nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn rất sâu sắc.
Nếu ta tự miêu tả bản thân, ta dễ dàng vẽ lên chân dung mình với những tính cách cụ thể như “vui vẻ”, “yêu hội họa”, “hơi nóng tính”, “rất ghét nấu nướng”...
Một cách gián tiếp, những miêu tả này trở thành “lời tiên tri tự ứng nghiệm” (self-fulfilling prophecy). Nghĩa là nếu ta tự miêu tả bản thân là một kẻ hơi nóng tính thì dần dần ta sẽ trở nên nóng tính và cuối cùng trở thành một kẻ thật sự nóng tính.
Nếu ta cho rằng đó là tính cách bản thân rồi, không thay đổi được, ta sẽ trở nên dễ dãi khi cơn nóng tính tràn đến, ta sẽ phẩy tay bỏ qua thay vì cố gắng tìm cách kìm nén hoặc đổi thay. Ta sẽ nhìn lại hậu quả của cơn nóng nảy và chẹp miệng tự thanh minh: non sông dễ đổi nhưng bản chất khó dời. Ai yêu tôi thì phải chấp nhận, con người tôi vốn thế rồi.
Giáo sư Puett đã chỉ ra rằng cái mà chúng ta lầm tưởng là bản ngã thật ra chỉ là một lát cắt nhất thời của cuộc sống. Vấn đề là khi lát cắt bị lặp đi lặp lại nhiều lần, nó sẽ trở thành thói quen. Một thói quen khi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành tính cách.
Và tính cách góp phần hình thành nên số phận. Nói cách khác, số phận mà chúng ta đang có về bản chất là hệ quả của lời tiên tri tự ứng nghiệm. Bạn là một kẻ nóng tính và cuộc sống của bạn toàn là những cuộc cãi vã không phải vì bản chất của bạn là một kẻ nóng tính.
Bạn đã “trở nên” nóng tính sau rất nhiều lần cư xử như vậy. Nhưng đó nhất định không phải là toàn bộ bản ngã của bạn.
Hành trình của bản ngã
Bà Doris Self nổi tiếng là người chơi game già nhất thế giới, giữ kỷ lục Guinness với Twin Galaxies ở hạng chơi khó nhất. Bộ óc khi được rèn luyện sẽ thách thức tuổi tác và định kiến
Bộ não nilông
Khoa học nhân văn hiện đại nhìn bản ngã như một quá trình đa diện và tự biến đổi không ngừng. Quan điểm này khá giống với Phật giáo khi cho rằng bản ngã là một ảo ảnh (anattā/no-self).
Những nghiên cứu mới nhất của ngành thần kinh học thậm chí còn có thể đưa ra bằng chứng về sự linh hoạt không ngờ của bộ não con người. Ví dụ, bạn cho rằng giá trị sống của mình rất vị tha, nhưng bộ não của bạn có thể kích hoạt rất mạnh mẽ ở phần vị kỷ khi hoàn cảnh yêu cầu.
Khái niệm “bộ não nilông” (brain's plasticity) được đưa ra để chúng ta hiểu rằng bộ óc cũng giống như miếng nhựa nilông hay một cơ bắp trên cơ thể vậy. Nó biến hóa, phồng ra, co vào, tạo ra các xung điện mới để giúp chúng ta ứng phó với cuộc sống.
Người lái taxi ở London phải nhớ tới hơn hàng ngàn con phố nên phần sau vùng đồi hải mã (hippocampus) trong não họ to hơn... Mỗi ngành nghề lại khiến bộ não của chúng ta phát triển rất khác nhau.
Chính vì thế, các cuốn sách dưạ vào sự khác biệt giữa bộ não đàn ông và đàn bà (Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim là một ví dụ) thường bị giới khoa học lên án kịch liệt. Nó khiến chúng ta tưởng rằng bộ não từ khi sinh ra là đã có bản sắc giới như thế.
Sự thật là một phụ nữ giỏi làm nhiều việc cùng lúc (multitasking) không phải vì cô ấy được trời phú cho khả năng ấy, mà là công việc và xã hội yêu cầu cô phải sống như vậy.
Dần dần, hai bán cầu não của cô tìm cách thích nghi bằng cách phóng nhiều hơn hẳn các luồng xung điện qua lại với nhau khiến cô ngày càng giỏi trong nhiều việc, như tiểu Phật bà mười chân mười tay việc nào cũng bay bay!
So sánh não của cô với não một người không sống trong môi trường tương tự (bất kể là đàn ông hay đàn bà), chúng ta sẽ thấy não của họ không có các luồng xung điện bắn qua hai bán cầu ở cường độ khủng khiếp như vậy.
Tương tự, các định kiến thường có về đàn ông lái xe giỏi hay phụ nữ khéo giao tiếp đều là hệ quả của việc bộ não thích nghi với các yêu cầu của cuộc sống.
Chính vì vậy, bất kỳ thứ gì trẻ em tiếp xúc (qua tivi, qua quan sát, qua trường học, qua đồ chơi, qua quần áo, qua sách vở, qua những lời nói bâng quơ của người lớn...) đều đóng vai trò điều chỉnh các xung điện của não và hình thành các con đường kết nối giữa các nơron tương ứng.
Nếu bé thường xuyên thấy mẹ nấu nướng và bố lái xe, các nơron và xung điện tương ứng với hình ảnh “phụ nữ - bếp núc” và “đàn ông - xe cộ” sẽ dần dần hình thành một cách vô thức.
Như một lối đi lâu thành đường, trong quá trình lớn lên, bất kỳ lúc nào trong cuộc sống xuất hiện hình ảnh “bếp núc”, nơron này sẽ bắn xung điện sang nơron quen thuộc với nó nhất, tức là “phụ nữ”. Đây chính là gốc rễ của định kiến.
Chính vì vậy, những quảng cáo có hình ảnh đàn ông vào bếp nấu nướng khiến người xem vô thức cảm thấy “bất thường”, đơn giản vì nó không cùng tần số với xung điện đã bị in hằn trong trí óc của họ từ khi còn thơ bé.
Như một vòng xoáy không lối thoát, các nhà quảng cáo không muốn người xem cảm nhận sự bất thường nên lại tiếp tục sản xuất các hình ảnh làm đậm thêm sự phân biệt giới tính. Và phụ nữ sẽ lại là những nhân vật chính trong quảng cáo đồ nội trợ, đàn ông sẽ là nhân vật chính trong quảng cáo ôtô.
Hành trình của bản ngã
Sự thay đổi cơ học của não rõ ràng nhất khi chúng ta chủ động thách thức mình bằng những trải nghiệm và hành vi hoàn toàn mới. Tác giả bài viết vốn sợ độ cao và chưa từng leo dây, nhưng đã chiến thắng bản thân và chinh phục đường abseil leo núi cao nhất thế giới ở Lesotho
Bản ngã không biên giới
Cuộc sống không phải là hành trình tìm kiếm bản ngã, mà là kiến tạo một bản ngã mới.
Bernard Shaw
Như vậy, bộ óc nilông khiến chúng ta có thể thích nghi và thay đổi bằng cách bền bỉ luyện tập và hình thành các thói quen.
Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều có nhiều thói quen tốt và cũng vô số thói quen dở tệ. Nếu ta để những thói quen đó biến thành “tính cách” và tin rằng bản chất con người thật của ta là vậy thì bộ não nilông, thay vì giúp chúng ta thay đổi, lại trở thành công cụ để ta ngày càng lao vào vòng xoáy bất tận của những lời tiên tri tự ứng nghiệm.
Bản ngã không cố định. Nó chỉ là những lát cắt nhất thời, những thói quen bị dán nhãn tính cách, những hệ quả của hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, những vết hằn của hình ảnh thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Bộ não nilông cho chúng ta thấy thói quen và tính cách hoàn toàn có khả năng thay đổi. Nhưng thay đổi thế nào?
Trong cuốn sách của mình - The Path (Đạo), GS Puett và Gross-Loh có một lời khuyên dành cho độc giả, đó là “chủ định phá vỡ thói quen và ứng xử như thể mình là một con người khác”. Ví dụ, bạn và bố vợ rất xung khắc nhau.
Từ trước tới nay, bạn thường phẩy tay và cho rằng tính cách của hai nguời không tương hỗ, khắc khẩu. Nếu bạn ứng dụng kiến thức của bộ não nilông, bạn sẽ hiểu rằng bạn và bố vợ có thể vui vẻ với nhau, vì bản ngã của bạn không chỉ dừng lại ở một số tính cách tại thời điểm này, bố vợ bạn cũng vậy.
Có một con người khác trong bạn sẽ rất vui vẻ khi nói chuyện với một con người khác trong bản ngã của ông bố vợ. Sáng hôm sau, khi gặp ông, bạn chủ động mỉm cười, mua cho ông một bữa sáng, hỏi ông có cần bạn đưa đi thăm họ hàng không? Bạn sẽ cảm thấy khi nói và làm những điều này, bạn không sống “thật” với lòng mình.
Nhưng gượm đã, bạn có thể sẽ nhận ra rằng ông bố vợ ngạc nhiên, lời nói của bạn khiến ông suy nghĩ.
Trong đầu ông, những nơron thường xuyên nối “con rể” với “thằng tồi” bị đối chất. Nơron “con rể” bỗng cố gắng phóng luồng xung điện sang một nơron lạ hoắc tên là “hiếu thảo”, đại loại thế.
Con đường xung điện mới này còn mong manh, nó sẽ không thể thắng con đường xung điện cũ một sớm một chiều. Với bạn cũng vậy, bạn thấy mình khó khăn lắm mới thốt ra được những lời ngọt ngào.
Nhưng đừng quên bộ não nilông, xung điện nào cũng khó khăn ban đầu, nhưng sau nhiều lần phóng điện, các nơron sẽ kết nối, dịch chuyển, sản sinh, đến một ngày hiệu ứng nhanh nhất sẽ được kết nối giữa các nơron mà tần số phóng điện là dễ dàng nhất: “con rể” - “hiếu thảo”. Con người khác trong bạn đã trở thành một phần con nguời hiện tại. Ông bố vợ cũng vậy.
Quay trở lại câu chuyện của tôi ở đầu bài viết. Tôi đang bắt đầu tập đàn, từng tí một. Tôi muốn âm nhạc trở thành một phần mới trong bản ngã của mình. Các nơron sẽ phải rất vất vả để kết nối, nhưng có công mài sắt có ngày nên kim.
Nếu tôi bỏ cuộc, đó không phải vì âm nhạc và tôi không tương hợp, mà đơn giản vì tôi không đủ kiên nhẫn để đi nhiều thành đường.■
(*): PGS.TS Nguyễn Phương Mai là chuyên gia đào tạo về kỹ năng mềm, hiện nghiên cứu và giảng dạy môn đàm phán/giao tiếp đa văn hóa tại Đại học Khoa học ứng dụng Amsterdam (Hà Lan).
Nguồn bài viết trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần tại đây


Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Bài học từ sai lầm lớn nhất của CEO Uber

"Giống như nhiều doanh nhân chạm ngõ thành công quá nhanh khác, Travis Kalanick đã cho thấy sự thiếu hụt một kỹ năng quan trọng nhất (hoặc ít nhất là chưa thể hiện ra được) trong thế giới kinh doanh: sự tự nhận thức."
"Một chương trình nghiên cứu kéo dài 3 năm của Tasha Eurich về sự nhận thức bản thân cho thấy, dù có đến 95% người tin rằng họ nhìn thấy rõ chính mình, con số thực tế chỉ ở mức 10 – 15%. Vì vậy có thể nói, khoảng 80% chúng ta đang... tự lừa dối mình. Theo Eurich, sự tự lừa dối đó đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt khi một người ở cương vị lãnh đạo. Khi thiếu nhận thức về bản thân, họ sẽ lãnh đạo công ty “trật đường ray”, và càng đi xa, cái giá phải trả càng cao..."
Eurich cho biết, nhiều nhà lãnh đạo không thiếu nhận thức bản thân ngay từ đầu, mà điểm yếu này của họ lớn dần theo sự gia tăng cấp bậc chức vụ, thâm niên và mức độ thành công. Họ mải mê “say men chiến thắng” trong khi những người xung quanh lại không giúp họ xua đuổi ảo tưởng. Hơn nữa, khi quyền lực được gia tăng, nhà lãnh đạo lại càng đánh giá bản thân cao quá mức."

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Chúa Giêsu Sống Lại (Lễ Phục Sinh) - một góc nhìn nghệ thuật.

Một bức tranh vẽ Chúa Giêsu Hài Đồng, Đức Mẹ Maria và Thánh Gioan 
Rửa Tội do Rafaelo sáng tác năm 1510.
Dù không thuộc về một tôn giáo nào nhưng NAT vẫn luôn được các anh chị em và bạn bè gửi cho nhiều thông tin hay(và đôi lúc là rất hiếm) liên quan tới các tôn giáo.

Hôm nay, Ngày Lễ Phục Sinh, một người bạn thân của NAT gửi qua mail vài tấm ảnh với những dòng chú thích. NAT xin chia sẻ lên đây. Chúc tất cả các anh chị em và các bạn một Mùa Phục Sinh tràn đầy hồng ân.

Nguyên văn bài viết như sau:

Chúa Giêsu Sống Lại (Lễ Phục Sinh) - một góc nhìn nghệ thuật.

Một trong những câu hỏi được giới nghệ sĩ nêu ra lúc xưa, là khi Chúa Giêsu sống lại, liệu Ngài có mặc quần áo hay chăng?

Câu trả lời là "Không", bởi vì khi Chúa Giêsu sinh ra đời, Ngài đã tới với nhân loại trần truồng như tổ tiên Adam và cũng như chúng ta, cho nên khi Ngài sống lại để hồn xác bay về trời, thì Ngài cũng sẽ ở trong trạng thái trần truồng như lúc khởi đầu.

Vậy là những tranh vẽ xưa hay mô tả Chúa Giêsu trần truồng khi sinh ra đời (Lễ Giáng Sinh) và khi sống lại bay về trời (Lễ Phục Sinh).

Một bức tranh vẽ Chúa Giêsu Bay Về Trời, do Marco Pino sáng tác năm 1555.
Năm 1514, đại gia Metello Vari đặt danh tài điêu khắc Michelangelo sáng tác một tượng đá hoa cương của Chúa Giêsu Sống Lại, để trưng bày trong nhà thờ Santa Maria Sopra Minerva ở Rome mà dòng họ đang xây cất. Trong hợp đồng, ông Vari có ghi rõ là phải khắc Chúa Giêsu Sống Lại trong trạng thái trần truồng và cầm cây Thập Tự bên tay phải, với kích thước to lớn thật của một người đàn ông.

Năm 1521, Michelangelo giao cho ông Vari tượng Chúa Giêsu Sống Lại (The Risen Christ), hiện đang trưng bày trong nhà thờ Santa Maria Sopra Minerva ở Rome. Sau đó các tu sĩ đã thêm vào một tấm vải bằng đồng để che lại chỗ nam tính của Chúa Giêsu. Nhưng may quá, tượng này của Michelangelo là phiên bảng thứ nhì...
Chúa Giêsu Sống Lại, Michelangelo 1521(phiên bản thứ nhì)
Trước đó, Michelangelo cũng đã điêu khắc một tượng Chúa Giêsu Sống Lại cho đại gia Vari như trong hợp đồng. Nhưng khi phiên bản thứ nhất này làm gần xong trong cuối năm 1515, thì đột nhiên nhà điêu khắc khám phá ra một cái lằn đen không thẩm mỹ của đá hoa cương đi ngang qua mặt Chúa, cho nên Michelangelo đành phải làm lại một tượng khác hoàn hảo hơn.

Nhưng khi giao hàng, ông Vari cũng xin luôn phiên bản thứ nhất này để giữ trong nhà và chỉ trưng bày trong nhà thờ của dòng họ phiên bảng thứ nhì. Phiên bảng thứ nhất luôn được giữ kín trong gia đình và dân chúng chỉ biết đến phiên bảng thứ nhì mà thôi.

Sau đây là phiên bảng thứ nhất của Chúa Giêsu Sống Lại trong trạng thái trần truồng do Michelangelo điêu khắc năm 1515. Và nhờ đó mà chúng ta mới thấy được chỗ nam tính của Chúa Giêsu qua cái nhìn của thiên tài Michelangelo.

Chúa Giêsu Sống Lại, Michelangelo 1515(phiên bản thứ nhất)


Phiên bản thứ nhất này, sau khi ông Vari mất đi trong năm 1554, thì đã bị thất lạc. Mãi 50 năm sau, nhà sưu tầm đồ cổ Giustiniani mua lại được tượng này nhưng không hề biết rõ nguồn gốc. Sau đó thì tượng này được một nhà điêu khắc khác tiếp tục hoàn chỉnh những chỗ mà (Michelangelo) chưa làm xong, như cây Thập Tự và những chi tiếc khác xung quanh. Năm 1644, tượng này được trưng bày ở ngay cung thánh trong nhà thờ San Vincenzo Martire ở Bassano Romano cho đến năm 1979. Sau đó thì Cha Sở dời tượng này ra sau Nhà Tạm, để lấy cung thánh làm nơi tôn thờ hình Mặt Thánh Chúa Giêsu.

Đến năm 1997, thì đại học La Sapienza ở Rome, dưới tài điều khiển của Dr. Irene Baldriga và Prof. Silvia Danesi Squarzina mới khám phá ra và công nhận là tượng Chúa Giêsu Sống Lại này, ở nhà thờ San Vincenzo, đúng là do thiên tài Michelangelo tạo ra, dựa vào những tài liệu lưu trữ xưa của gia đình Giustiniani và những tài liệu quý báu khác, liên quan đến những sáng tác của Michelangelo.

Khi so sánh tượng thứ nhất này với phiên bản thứ nhì của Chúa Giêsu Sống Lại, và tượng David, cũng do Michelangelo làm năm 1504, thì những nhà nghiên cứu đồ cổ đều nhận ra ngay những nét điêu khắc tuyệt vời và những chi tiếc thẩm mỹ mà chỉ có riêng thiên tài Michelangelo mới sáng tạo ra được.

Sau đây là tượng David độc đáo, do Michelangelo làm năm 1504, hiện đang trưng bày ở Galleria dell'Accademia ở Florence.

David, Michelangelo 1504
Tượng Chúa Giêsu Sống Lại, trong trạng thái trần truồng, của nhà thờ San Vincenzo Martire ở Bassano Romano, phiên bản thứ nhất do thiên tài Michelangelo điêu khắc năm 1515, nặng 1 tấn, đang được trưng bày ở National Gallery ở London, từ tháng Ba cho tới tháng Sáu năm 2017. Sau đó sẽ được gởi sang Tokyo để cho dân chúng tới chiêm ngưỡng. Tiền thu nhập của những cuộc triển lãm này sẽ được dùng để trả nợ thuế và trùng tu lại nhà thờ San Vincenzo, cũng như thành lập một tu viện ở xứ Congo.

Chúc các bạn một mùa Phục Sinh tràn đầy hồng ân.

Happy Easter!

Bonnes fêtes de Pâques!

 HH (15.04.2017, Lễ Phục Sinh)



Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

5 quy luật của ngu ngốc

Bài viết sau do anh Lý Xuân Hải dịch từ một tờ báo Nga. Mình đăng nguyên văn phần “dẫn nhập” (mà mình cho là rất quan trọng) trước khi vào bài dịch của anh Hải. Nguồn bài viết trên facebook Ly Xuan Hai.

Bài viết dành cho những người qua tuổi 30 số 1.

Tôi đọc bài báo này lâu lâu rồi. Lúc mới đọc phần đầu thấy nó không ổn. Nhưng càng đọc càng thấy cái lý của nó. Xin dịch và chia sẻ cùng bạn bè.

Tuy nhiên để đọc, hiểu hết ý nghĩa nội dung bài viết và không bị cực đoan trong suy nghĩ, theo tôi, người đọc cần có những trải nghiệm cuộc sống nhất định... mà tôi tạm cho là những người từ tuổi 30 trở lên.

Một số điểm cần chú ý khi đọc bài báo này, theo tôi, là:

1. Đây là bài viết tôi dịch theo đường link nêu ở 6. Từ góc nhìn khoa học mà nói thì phương pháp nghiên cứu chưa được bài báo chỉ rõ. Phương pháp luận? Các nghiên cứu/thí nghiệm thực hiện thế nào? Cách chọn mẫu? Cách xác định hành động và hậu quả thế nào? Tính khách quan đến đâu? Các số liệu thu thập được thế nào?... không được công bố. Do vậy các bạn có thể nghi ngờ một phần hay toàn bộ các kết quả dưới đây và có quyền coi đây chỉ là câu chuyện vui đầu tuần. Nhưng 5 Quy luật theo tôi là có cơ sở để suy ngẫm.

2. Khái niệm thông minh - ngu ngốc của bài báo này có thể không hoàn toàn giống với nhiều người nghĩ. Thông minh - Ngu ngốc được xác định theo 2 chiều: Hậu quả và Người nhận hậu quả... của mọi hành động của một con người một cách tổng thể... không quan tâm đến khả năng tư duy, kiến thức chuyên ngành. Kiểu như một tiến sỹ Vật lý có thể giỏi Vật lý nhưng làm lãnh đạo doanh nghiệp thì kém và hành động của anh ta gây thiệt hại cho chính mình, doanh nghiệp và một số người khác... thì đó đích thị là một kẻ ngu ngốc.

3. Khái niệm "số lượng" trong bài báo này có nhiều lúc phải hiểu là tỷ lệ.

4. Những vấn đề bài báo nêu có vẻ đúng với mọi tập thể: Nhóm người, doanh nghiệp, tổ chức và toàn xã hội. Do vậy nó hữu ích cho tất cả để xem xét.

5. Để rõ hơn, đôi chỗ tôi chú giải thêm. Phần chú giải ấy được để trong ngoặc đơn.

6. Dành cho những người muốn đọc nguyên bản:
https://www.adme.ru/articles/5-zakonov-gluposti-596405/ © AdMe.ru
__________________________________
5 QUY LUẬT CỦA NGU NGỐC

Nhà sử gia - kinh tế học người Ý Carlo Cipolla đã tiếp cận một cách triệt để vấn đề về bản chất của sự ngu ngốc. Sau nhiều năm nghiên cứu ông đã xây dựng 5 quy luật của ngu ngốc mang tính phổ quát trong bất kỳ xã hội nào. Hóa ra là sự ngu ngốc tự thân nó nguy hiểm hơn nhiều so với chúng ta thường quen nghĩ về nó.
I. Quy luật số 1
1. Con người luôn luôn đánh giá thấp số lượng những kẻ ngu ngốc xung quanh mình.
Nghe có vẻ tẻ nhạt và hợm hĩnh, nhưng cuộc sống đã chứng minh chân lý này. Dù bạn có hệ thống đánh giá người khác theo cách nào chăng nữa, bạn sẽ liên tục đối mặt với các tình huống sau đây:
a. Một người luôn trông có vẻ thông minh và duy lý, lại hoá ra là một kẻ ngu ngốc không thể tin được.
b. Những kẻ ngu ngốc luôn luôn xuất hiện ở những nơi bất ngờ nhất và tại thời điểm không thích hợp nhất để phá vỡ tan tành kế hoạch của bạn.
II. Quy luật số 2
1. Xác suất (Khả năng rằng) một người là ngu ngốc, không phụ thuộc vào các phẩm chất khác của người ấy.
Nhiều năm trời theo dõi và thử nghiệm đã khẳng định rằng mọi người không như nhau - một số người ngu ngốc, một số khác thì không - và tố chất ấy dường như được sắp đặt bởi thiên nhiên chứ không phải do các yếu tố văn hóa. Một người là một kẻ ngu ngốc, cũng như việc người ấy có tóc màu đỏ hay có nhóm máu A. Những người ấy được sinh ra đã như vậy dường như bởi ý chí của Định Mệnh.
2. Giáo dục hoàn toàn không liên quan đến xác suất tồn tại một số lượng nhất định những kẻ ngu ngốc trong xã hội.
Điều này đã được khẳng định bởi rất nhiều thí nghiệm trong các trường đại học trên năm nhóm người: sinh viên, nhân viên văn phòng, nhân viên hỗ trợ, nhân viên hành chính và giáo viên. Khi tôi (Carlo Cipolla) phân tích nhóm các nhân viên có tay nghề thấp, số lượng (tỷ lệ) những kẻ ngu ngốc lớn hơn tôi nghĩ - Quy luật Số 1, và tôi đã lý giải rằng đó là do các điều kiện xã hội: nghèo đói, phân biệt đối xử, thiếu nền tảng giáo dục. Tuy nhiên khi phân tích lên cao hơn theo các bậc thang xã hội, tôi (Carlo Cipolla) đã thấy một tỷ lệ như thế trong nhóm những người lao động cổ cồn và sinh viên. Nhưng ấn tượng hơn cả là hoá ra có thể thấy con số tương tự cả trong giới học giả - dù đó là trong một trường cao đẳng tỉnh lẻ hay trường đại học lớn - tỷ lệ những người ngu ngốc cũng y như vậy. Tôi (Carlo Cipolla) kinh ngạc với kết quả ấy đến mức đã quyết định tiến hành thí nghiệm với giới tinh hoa trí tuệ - những người đoạt giải Nobel. Kết quả một lần nữa khẳng định siêu quyền lực của thiên nhiên: số lượng (tỷ lệ) những người đoạt giải Nobel là ngu ngốc cũng y như vậy.
Nội dung của quy luật thứ hai này có vẻ khó chấp nhận, nhưng nhiều thí nghiệm đã xác nhận tính chính xác tuyệt đối của nó. Những người bảo vệ nữ quyền ủng hộ quy luật thứ hai, bởi vì nó khẳng định rằng tỷ lệ những người ngu ngốc là phụ nữ không cao hơn so với nam giới. Những cư dân của thế giới thứ ba sẽ được an ủi bởi thực tế là các nước phát triển cũng không phát triển cho lắm.
Hệ quả của quy luật thứ hai quả là đáng sợ: cho dù bạn sống trong tầng lớp cao nhất của giới quý tộc Anh, hay là sống ở Polynesia và kết bạn với những thợ săn đầu người; cho dù bạn giam mình trong tu viện hay dành phần còn lại của cuộc đời mình ở sòng bạc bao quanh bởi những phụ nữ bán thân nuôi miệng - khắp nơi bạn luôn phải đối mặt với cùng một số lượng những kẻ ngu ngốc và số lượng ấy sẽ luôn luôn vượt quá hình dung của bạn - Quy Luật số 1.
III. Quy luật thứ 3
1. Định nghĩa ngu ngốc: Kẻ ngu ngốc - đó là kẻ có những hành động gây ra thiệt hại cho người khác hoặc nhóm người khác trong khi đó không mang lại lợi ích cho mình, hoặc còn làm hại chính mình.
Quy luật thứ ba đề xuất phân chia mọi người được thành 4 loại (theo hậu quả hành động đối với bản thân và người khác): Những người nông cạn (P), những người thông minh (T), những kẻ cướp (C) và những kẻ ngu ngốc (N). .
Nếu Tý có những hành động mang lại thiệt hại cho mình mà lại có lợi cho Tèo, thì Tý là người nông cạn (P). Nếu Tý làm việc gì đó mang lại lợi ích cho chính anh ta và cả Tèo thì cậu ta là 1 người thông minh vì đã hành động một cách khôn ngoan (T). Nếu hành động của Tý chỉ mang lợi cho chính anh ta và làm cho Tèo bị thiệt hại thì Tý là một tên kẻ cướp (C). Và cuối cùng, nếu Tý làm điều gì đó gây thiệt hại cho mọi người và cho chính mình hoặc chí ít anh ta cũng không được lợi lộc gì... thì anh ta là kẻ ngu ngốc (N).
Không khó để hình dung mức độ thiệt hại có thể gây ra bởi những kẻ ngu ngốc nếu họ làm trong các cơ quan hành chính nhà nước và do đó được hưởng quyền lực chính trị và xã hội.
Ở đây đáng làm rõ vì sao kẻ ngu ngốc nguy hiểm cho xã hội?
a. Những kẻ ngu ngốc nguy hiểm bởi vì những người duy lý khó có thể hình dung logic của hành vi không hợp lý. Một người khôn ngoan có thể hiểu được logic của một tên kẻ cướp, bởi vì bản thân tên cướp có logic của chúng - hắn đơn giản chỉ muốn có được nhiều của cải hơn đáng ra hắn được hưởng (bằng cách sử dụng quyền lực sức mạnh) do không thể làm ra của cải bằng trí tuệ. Hành vi của bọn kẻ cướp là có thể dự đoán được, nên có thể xây dựng hệ thống bảo vệ (pháp luật) chống lại chúng. Trong khi đó dự đoán các hành động của một kẻ ngu ngốc là không thể. Hắn làm hại bạn không có lý do (hợp lý), không có mục đích (không thấy rõ mục đích), không dự định trước, tại địa điểm bất ngờ nhất, vào thời điểm không ngờ nhất. Bạn không có cách nào để dự đoán khi nào thì một kẻ ngu ngốc sẽ xuống tay làm hại bạn. Đối đầu với một kẻ ngu ngốc, người thông minh đặt mình vào thế đối mặt với một kẻ được sinh ra một cách ngẫu nhiên và hành động theo những quy tắc không thể nào hiểu được bởi người thông minh.
Do vậy việc ra đòn (hành động) của kẻ ngu ngốc thường là rất bất ngờ!
b. Ngay cả khi việc kẻ ngốc sẽ ra đòn (hành động) trở nên rõ ràng, rất khó để bảo vệ hay chống lại bởi vì hành động không có một cấu trúc (diễn biến) hợp lý (với người duy lý).
Vì thế Schiller đã viết: "Chống lại sự ngu ngốc thậm chí các vị thần linh cũng bất lực".
IV. Quy luật thứ tư
Những người không ngu ngốc luôn luôn đánh giá thấp khả năng phá hoại của kẻ ngu ngốc.
Cụ thể, những người không ngốc luôn quên rằng quan hệ với một kẻ ngu ngốc vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào là một sai lầm mà bạn sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.
Những người nông cạn P thường không có khả năng nhận ra sự nguy hiểm của những kẻ ngu ngốc N là điều không ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên là ngay cả những người thông minh (T) và cả những kẻ cướp (C) cũng không đánh giá hết sức tàn phá của những kẻ ngu ngốc. Giao tiếp với kẻ ngốc, họ thường mất cảnh giác và tận hưởng sự ưu việt về trí tuệ của mình, thay vì phải khẩn trương kết hợp với nhau để giảm thiểu thiệt hại khi kẻ ngu ngốc thảy ra một trò gì đó.
Có một kiểu suy nghĩ rập khuôn khá phổ biến rằng kẻ ngu ngốc chỉ làm hại chính mình. Không. Không nên nhầm lẫn kẻ ngu ngốc với một kẻ nông cạn bất lực. Đừng bao giờ gia nhập vào liên minh với kẻ ngu ngốc với ý đồ sử dụng họ cho lợi ích riêng của mình. Nếu bạn làm thế, rõ ràng là bạn không hiểu được bản chất của sự ngu ngốc. Bằng cách ấy chính bạn đã cung cấp cho kẻ ngu ngốc một sân chơi nơi anh ta có thể tung hoành ngang dọc và gây ra thiệt hại khủng khiếp hơn nữa.
V. Quy luật thứ năm
Ngu ngốc là loại nhân cách nguy hiểm nhất.
Hệ quả: kẻ ngu ngốc nguy hiểm hơn kẻ cướp.
Kết quả hành động của một tên cướp điển hình đơn thuần chỉ là sự chuyển giao tài sản từ người này sang người khác. Một cách tổng thể xã hội không nghèo đi cũng như không giàu lên. Nếu tất cả các thành viên của xã hội đều là những tên kẻ cướp, xã hội sẽ dần băng hoại, nhưng thảm họa chắc là không xảy ra. Toàn bộ cơ chế vận hành xã hội sẽ dẫn đến sự chuyển giao của cải xã hội sang những người đang hành động vì việc (chuyển giao) này. Và bởi vì tất cả các thành viên xã hội đều là những tên kẻ cướp điển hình, hệ thống (xã hội) sẽ đạt được sự ổn định. Điều này dễ thấy ở bất cứ đất nước nào nơi mà chính quyền thì tham nhũng còn người dân thường xuyên bất chấp pháp luật.
Tuy nhiên nếu kẻ ngu ngốc bước ra vũ đài, bức tranh thay đổi hoàn toàn. Những kẻ ngu ngốc gây thiệt hại mà không tạo ra bất kỳ của cải nào. Của cải (tài sản) của xã hội bị tiêu hủy và xã hội nghèo đi.
Lịch sử khẳng định rằng, một quốc gia sẽ phát triển vào thời điểm mà lãnh đạo đất nước là những người đủ thông minh để kìm giữ hành động của những kẻ ngu ngốc và không để cho chúng phá hủy những tài sản mà những người thông minh đã tạo ra. Ở những quốc gia bị suy tàn, số lượng những kẻ ngu ngốc cũng chừng đó nhưng sẽ thấy xu thế ở tầng lớp lãnh đạo ngày càng nhiều những kẻ cướp ngu ngốc và ngày càng tăng thêm những kẻ nông cạn ngây thơ trong số những người còn lại. Xu thế này làm sức phá huỷ của những kẻ ngu ngốc trở nên khủng khiếp đủ để cả đất nước lao xuống địa ngục./.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

CEO Gamuda Land: “Không biết uống rượu khó làm được sếp ở Việt Nam!"

Tiếng Việt rất khó nhưng ông đã học rất tuyệt vời, vậy văn hóa Việt Nam còn điều gì khiến ông phải thay đổi để thích nghi?
Tôi còn nhớ năm 2009, khi Gamuda Land Malaysia tuyển lãnh đạo cho Gamuda Land Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn câu đầu tiên tôi được hỏi là “Anh có biết uống rượu không?… Phải biết uống rượu anh mới có thể làm quản lý ở Việt Nam”…..(Cười)..
Điều này đã làm tôi thực sự rất ngạc nhiên. Tôi biết uống rượu nhưng uống không thật sự tốt. Tháng 9/2009 tôi sang Việt Nam. Một thời gian ở Việt Nam tôi đã hiểu tại sao tôi cần phải biết uống rượu. Nếu ở Malaysia, tiệc tùng có người dùng trà có người dùng rượu thì ở Việt Nam bạn nhất định phải uống rượu. Nếu ở Malaysia uống rượu thiên về thưởng thức, xã giao thì tại Việt Nam trong cuộc vui mọi người có thể uống rượu đến say.
Và tất nhiên hơn 7 năm tôi sống ở Việt Nam tôi thấy rằng rượu trong những cuộc gặp gỡ đối tác giúp mọi người dễ nói chuyện hơn, gần gũi nhau hơn và cũng từ đó công việc cũng thuận buồm xuôi gió hơn. Mới đây, ngày 26 tết tôi cũng vừa cùng các bạn đồng nghiệp gamuda uống thật say trước kỳ nghỉ Tết....