Báo mạng Văn Hóa Nghệ An hôm nay quá liều
lĩnh khi đăng lại một bài viết “rất nguy hiểm” trên blog của bác sĩ Hồ Hải với
link dẫn tới nhiều tài liệu “phản động” khác như “Mao Trạch Đông ngàn năm công
tội”, “Mao cuộc đời chính trị và tình dục”, … Mình khuyến nghị VHNA cẩn trọng.
Mình không muốn VHNA bị dẹp tiệm sớm.
Bài đăng trên VHNA. Không biết khi nào sẽ bị rút xuống? |
“Tuy ít học, nhưng khả năng tự học và đúc
kết tư tưởng nhân loại của Mao có thể nói là vô địch thiên hạ.”
“Nếu sách lược Hoa Kỳ là chiếm lấy năng lượng
để điều hành toàn cầu thì, Mao chiếm lấy nguồn nước của châu Á: Tây Tạng là
sách lược vô cùng thâm độc để sai khiến lục địa này.”
Ba sách lược cai trị Trung Hoa của Mao
gồm:
1-
Súng đẻ ra chính quyền;
2-
2 cái phàm là: Một là, Mao và đảng nói là đúng.
Hai là, cán bộ của đảng phải có tỳ vết. Tỳ vết là cái để cán bộ luôn phải biết
giữ gìn sự đoàn kết và trung thành tuyệt đối với đảng cầm quyền. Ai đi ra khỏi
cái đường ray định hướng, chiến lược sẽ bị cái phàm là thứ hai nghiền nát.
3-
Chân lý là hàng ngàn lần nói láo.
“Bằng vào kết hợp 3 sách lược trên Mao đã tạo ra quanh mình những con rối công thần, thành những con sói biết ăn thịt người, và biến hơn 600 triệu dân Trung Hoa lúc bấy giờ là những con bò người để xẻ thịt khi cần.
Ba sách lược trên của Mao được ông sử dụng một cách có nghệ thuật cao trong chính trường Trung Hoa. Và
ngày nay, tại Trung Hoa được các thế hệ kế
tiếp áp dụng rất nhuần nhuyễn. Còn hơn thế nữa, các quốc gia chư hầu của Trung Hoa cũng áp dụng không thua gì
Mao.
Và 3 sách lược ấy ngày nay được các thế hệ cầm quyền ở tại Trung Hoa và các chư hầu nâng tầm lên cao hơn Mao một bậc là, xưa Mao chỉ dùng cho riêng
mình, thì nay nó được dùng cho quyền lợi nhóm. Vì để có một sức mạnh đủ để diệt một cá nhân dễ hơn nhiều lần diệt một tập thể hơn
80 triệu đảng viên như ở Trung Hoa.
Suy cho cùng, ngày nào nhân loại còn tư tưởng cai trị quốc gia dân tộc dã thú như tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản thì, ngày ấy 3 sách lược của Mao vẫn còn đứng vững như
bài phát biểu của giáo sư gần đây: cai trị ngàn thu và vạn thế hệ cũng không ngoa.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét