Trang

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Tọa đàm về đề tài “Những nẻo đường nhận thức” do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách trình bày.

Chủ Blog xin chia sẻ với các quý anh chị và bạn bè, thân hữu có quan tâm đến những chủ đề “khô khan” như thế này:

Trường Đại học Hoa Sen kính mời quý anh chị tham dự buổi tọa đàm về đề tài “Những nẻo đường nhận thức” do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách trình bày.

Địa điểm          Địa điểm          : Trường Đại học Hoa Sen, Phòng 407, số 8 Nguyễn Văn                                 Tráng, phường Bến Thành, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
Thời gian         : Từ 9 giờ đến 11 giờ, thứ Tư 11 tháng 12 năm 2013
Hình thức        : Trình bày và thảo luận

_______________________________________________________________________

Tóm tắt nội dung bài thuyết trình:

Những nẻo đường nhận thức
Bài thuyết trình sẽ có các nội dung sau:
1.      Nhận thức bằng cách nghe
2.      Nhận thức bằng cách thấy
3.      Nhận thức bằng cách quan sát
4.      Nhận thức bằng suy luận tư duy
5.      Nhận thức bằng cách buông bỏ
Trong mỗi mục trên người thuyết trình sẽ đề cập đến một số kinh nghiệm bản thân. Chủ yếu là những kỹ thuật thuộc về tâm. Phần cuối sẽ đề cập một ít về kinh nghiệm “buông bỏ“ trong thiền định. Phần trình bày sẽ kéo dài khoảng 1-1h15 phút. Sau đó sẽ  có phần trao đổi kinh nghiệm, giao lưu với sinh viên và bè bạn.

Tóm tắt tiều sử diễn giả Nguyễn Tường Bách:  
Nguyễn Tường Bách, sinh năm 1948 tại Thừa Thiên Việt Nam
Du học tại Đức năm 1967
Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng năm 1975
Tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ thuật (Dr.-Ing) năm 1980
Từ 1980-1992: làm việc cho công ty ABB tại Đức
Từ 1992-2010: Giám đốc một công ty xuất nhập khẩu tại CHLB Đức
Từ 2010: nghỉ hưu

Tác giả và dịch giả của những cuốn sách nổi tiếng đã xuất bản và tái bản nhiều lần tại Việt Nam:
Sáng tác – biên khảo: Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Mộng đời bất tuyệt, Đường xa nắng mới, Đêm qua sân trước một cành mai.
Dịch thuật : Đạo của vật lý (Frit Jof Capra), Con đường mây trắng (Lama Anagarika Govinda), Thiền trong nghệ thuật bắn cung (Eugen Herrigel), Đối diện cuộc đời (Krishnamurti).
Nghiên cứu khoa học, chuyển sang kinh doanh, rồi làm công tác dịch thuật và viết sách “nhưng tôi cảm thấy hài lòng nhất với vai trò của một người viết. Công việc này tôi làm tốt hơn mảng khoa học, kinh doanh và dịch thuật bởi qua đó tôi tiếp cận được nhiều người nhất”. (Nguyễn Tường Bách trả lời phỏng vấn báo Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần).
“Tôi có may mắn sống trong những nền văn hóa khác nhau. Tôi mong những người trẻ có cơ hội sống trong những nền văn hóa khác trong một khoảng thời gian hoặc dài hoặc ngắn, nói tiếng nói của người ta, tìm hiểu văn hóa của người ta, qua đó cảm nhận được tính cách của người Việt Nam rõ ràng hơn, khách quan hơn. Ra ngoài không phải là xa Việt Nam. Đi để nhìn lại, để tạo cơ hội nhìn rõ con người mình nhiều hơn. Có xa gia đình mới thấy yêu gia đình của mình thế nào, có xa đất nước mình mới thấy yêu đất nước mình như thế nào.”

Vài bài trả lời phỏng vấn của TS Nguyễn Tường Bách được tổng hợp tại đây: http://tuanvietnam.blogspot.com/2012/11/ts-nguyen-tuong-bach-gioi-ta-ang-song.html

Đăng ký tham dự với Trường Đại học Hoa Sen tại đây.


Không có nhận xét nào: