"Trên diễn đàn của giới trẻ, không
khó khăn gì khi bắt gặp những dòng chia sẻ "đậm chất teen" như:
"Tau nghe tiếng Nghệ bây mà chả hiểu răng rứa? Nghe mấy thằng bạn gọi điện
thoại về quê mà như gọi sang Anh, Pháp ý",
"Đúng là nhiều đứa bạn mình
nói chuyện với mình vẫn còn chất Nghệ nhưng vẫn hiểu được. Mấy đứa cùng phòng,
cùng quê mà nói chuyện với nhau thì thôi rồi", "Hồi học đại học, nghe
hai ông Nghệ An cãi nhau, họ nói nhanh nên nghe chẳng hiểu gì, ngang ngửa kiểu nghe
người nước ngoài nói chuyện"…"
"Tôi còn nhớ một bài thơ lưu
truyền từ lâu trong giới sinh viên rằng:
Con trâu" thì gọi là "tru"
"Con giun" thì gọi là
"trùn" đó nha
"Con
gà" thì kêu "con ga"
Còn
con "cá quả" gọi ra "cá tràu"
"Con
sâu" lại gọi là "trâu"
"Bồ
câu" thì gọi "cu cu" đó nà
"Con
ruồi" lại gọi là "ròi"
"Con
troi" thì gọi "con giòi" nhớ chưa
"Con
bê" còn gọi là "me"
Con
"mọi" là "muỗi" khi nghe đừng cười
Mà
cười là choa chửi thẳng tưng
"Trốc
cha mi khái cạp" là "đầu bố mày hổ tha…"
Mình
xin giải thích thêm tí, có thể vì để có vần điệu nên tác giả nhầm: "con
giòi" thì phải gọi là "con troi" mới đúng. Và ở câu cuối từ
"trốc" vẫn hay được đọc chệch là "trốốc" mới trọn vẹn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét