"Một nhà văn viết bằng gì? Theo tôi, có ba cái chính: tài năng “trời cho”, sự trải nghiệm hay “vốn sống”, và cái thứ ba là nền tảng văn hoá dân
tộc và nhân
loại mà anh
ta có được, anh ta
“đứng” trên
đó để tiếp tục đi tới."
"...Vấn đề hiện nay là tự anh đã yếu đi, do
đã tiêu hết nội lực có thật của mình.
Tôi cho rằng những hiện tượng như
Nguyễn Huy Thiệp đã dừng lại, Bảo Ninh thì hầu như
không còn viết gì đáng chú ý nữa… đều có thể nói là tất yếu. Họ đã “xài” hết cái “trời cho”, tức tài năng bẩm sinh cộng với “vốn sống”, tức sự trải nghiệm của họ. Họ đã trở nên hụt hẫng."
"Lớp người trẻ cầm bút ở Việt Nam hiện nay thiếu hụt hơn
cả
chính là cái thứ ba này.
Thử nhìn lại cha ông chúng ta, những Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Cao
Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương… mà xem. Khi họ cầm bút thì đằng sau lưng
họ
là cả một cái vốn văn hoá khổng lồ của phương Đông."
"Sự hụt hẫng của lớp người cầm bút hiện nay ở Việt Nam chính bởi toàn bộ cái vốn văn hoá dân
tộc và nhân
loại mà các thế hệ trước có thì đến nay họ không còn
có được nữa. Ở đây đương nhiên có vấn đề của nền giáo dục trong nước suốt nhiều chục năm qua. Đó là thời gian có thể nói là chúng ta gần như
không có đại học thực sự. Anh
Hoàng Ngọc Hiến gọi rất đúng đại học trong nước là trường “phổ thông cấp bốn”. Chỉ xin lấy một ví dụ: trong nền giáo dục ở mọi cấp, gần như hoàn toàn không dạy triết học. Tất nhiên có môn gọi là “triết học Mác – Lênin”, nhưng môn này không được giảng như
triết học mà chỉ là những khoá huấn luyện chính trị rất sơ đẳng. Thế cho nên
những người cầm bút thuộc thế hệ trẻ trong nước hiện nay có
thể nói là
hoàn toàn không hề được tiếp cận với di sản triết học nhân loại, cả phương
Đông
lẫn phương Tây. Thật khó mà tưởng tượng được một nhà văn mà không
có chút vốn triết học nào!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét